Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

Thứ năm - 29/12/2022 09:56
Ngành TN&MT là ngành quản lý các dữ liệu nền tảng, dữ liệu lớn (bigdata) với thông tin địa lý, không gian, lãnh thổ, dữ liệu tài nguyên, tài sản của toàn dân (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, tài nguyên biển), quan trắc, khí hậu, …là nền tảng cho chuyển đổi số của quốc gia. Xác định được tầm quan trong của đề án 06/CP của Chính phủ và chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT chủ động xây dựng kế hoạch, xác định đây là nhiệm vụ trong năm 2022 và cả nhiệm kỳ; tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện.
egasd
Ảnh minh họa
Kết quả trong năm 2022, Về xây dựng tài nguyên số, dữ liệu lớn: Bộ đã hoàn thành số hóa dữ liệu nền địa lý quốc gia và địa hình quốc gia ở các tỷ lệ 1:25.000, 1:100.000; 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 phủ trùm toàn quốc. Thiết lập dữ liệu mô hình số hóa độ cao khu vực ven biển (DEM) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ứng phó với BĐKH. Đưa vào hoạt động mạng mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) giai đoạn 1 với 65 trạm cung cấp dữ liệu đo đạc, bản đồ, dịch vụ xác định tọa độ, độ cao với độ chính xác cao trên phạm vi toàn quốc, làm nền tảng phát triển các ứng dụng tự động hóa, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, nhất là phát triển đô thị thông minh, giao thông thông minh.

Đã triên khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó hết năm 2022 hoàn thành ở 309/705 huyện với trên 43 triệu thửa đất và đưa vào sử dụng thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Đã thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 56/63 tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương.

Kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động với số liệu từ gần 2.000 trạm quan trắc tự động truyền liên tục 5 phút/1 lần về các Sở TN&MT và 1 giờ/1 lần về Bộ TN&MT. Đến nay cơ bản đã đánh giá được chất lượng môi trường theo thời gian thực, theo dõi, giám sát được các cơ sở có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Kiểm soát dữ liệu dòng chảy các sông, hồ thủy điện, thủy lợi phục vụ điều hành quy trình liên hồ chứa.

Thiết lập hệ thống thống nhất, kết nối chia sẻ chia sẻ với các Bộ, ngành và đảm bảo hạ tầng, an toàn thông tin. Bộ đang vận hành các Trung tâm dữ liệu tại Hà Nội; 01 dự phòng tại TP.Hồ Chí Minh; năm 2023 sẽ đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu vùng ĐBS Cửu Long (tại TP. Cần Thơ) sử dụng công nghệ điện toán đám mây. 

Nâng cấp, thực hiện phương án bảo đảm an toàn thông tin cho Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ, được Bộ Công an cho phép kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đáp ứng yêu cầu của hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 và được kiểm tra, vận hành bảo đảm an toàn thông tin kết nối đến CSDLQG về dân cư.

Kết nối, cung cấp thông tin với Trung tâm điều hành của Chính phủ thông tin: về đất đai (số liệu thống kê kiểm kê, số liệu đất đai các tỉnh, vùng, quốc gia quốc gia, quy hoạch); số liệu quan trắc, camera của các nguồn thải đặc biệt, số liệu quan trắc không khí; thông tin khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết, cảnh báo về thiên tai; camera quan trắc các hồ chứa thủy điện lớn.

Kết nối giữa CSDL đất đai với CSDLQG về dân cư: Trong đó đã kết nối chia sẻ 18[1] trường thông tin. Đến thời điểm hiện nay đã cơ bản kết nối đạt 56 tỉnh, thành phố; 309 đơn vị cấp huyện và 4.267 đơn vị cấp xã với hơn 24 triệu thửa đất và số lượng kết nối đang tiếp tục tăng.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tiếp nhận tiếp nhận 14.620 yêu cầu tra cứu xác thực qua nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hoàn thành tái cấu trúc quy trình và thống nhất mô hình, cách thức triển khai kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu về dân cư. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai cung cấp DVCTT thủ tục “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)”, đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 1.306 hồ sơ.

Làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam rà soát, xây dựng giải pháp thực cập nhật, quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số; kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản… và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai. Phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Nam lựa chọn 02 đơn vị cấp huyện thực hiện làm điểm.

Vận hành hệ thống hồ sơ điện tử phục vụ chỉ đạo điều hành. Thực hiện điều hành, xử lý hồ sơ, ký số hoàn toàn trên môi trường mạng đảm bảo văn bản xử lý theo thời gian thực (không còn tồn tại tình trạng lấy số trước). Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Bộ đã xử lý, giải quyết 301.500 văn bản đến, 69.400 hồ sơ, văn bản đi; tỷ lệ văn bản điện tử gắn ký số đạt xấp xỉ 100%, với gần 10.000 người dùng, kết nối qua Trục liên thông văn bản quốc gia đến các đơn vị bộ, ngành, địa phương.

Bộ đang triển khai ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiến tới thông minh hóa, hỗ trợ đắc lực các công tác hành chính thường xuyên của công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả, tăng năng xuất lao động, chuyển đổi mạnh mẽ phương thức làm việc dựa vào công nghệ số.

Năm 2023 và các năm tiếp theo cùng với chuyển đổi xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chuyển đổi số, trong đó mục tiêu đặt ra là phải sớm đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; vận hành cổng thông tin địa lý quốc gia để người dùng làm giàu dữ liệu…Để đạt được mục tiêu trên, Bộ sẽ tập trung triển khai:
Hoàn thiện thể chế, quy định kỹ thuật, nâng cao nhận thức chuyển đổi số. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật, quy định kinh tế - kỹ thuật để thực hiện số hóa, khai thác vận hành dữ liệu số, kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin theo tiến trình chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường. Giao trách nhiệm Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách.

Đẩy mạnh triển khai DVCTT toàn ngành tài nguyên và môi trường. Hoàn thiện Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, kết nối các cơ sở dữ liệu dùng chung, cung cấp đầy đủ các DVCTT giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công dân, các thủ tục hành chính về tài nguyên và môi trường cho toàn ngành. Phấn đấu tiếp tục chuẩn hóa, đơn giản hóa, giảm thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, để đạt trên 50% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến và trên 80% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Phát triển dữ liệu số và kết nối, chia sẻ dữ liệu. Xây dựng hệ thống hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu tập trung, thống nhất, bảo đảm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý đất đai và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tháng 6/2023 hoàn thành CSDL của 454/705 huyện tại các địa bàn đông dân, đến hết năm 2023 đạt 550 huyện.

Hình thành nền tảng dữ liệu phục vụ quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số; kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản...

Vận hành cổng thông tin dữ liệu nền địa lý quốc và bản đồ địa hình quốc gia phục vụ các nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng bản đồ không gian 3D cho yêu cầu quy hoạch, phát triển đô thị thông minh; Xây dựng, cập nhật mô hình số độ cao phục vụ cập nhật kịch bản nước biển dâng các khu vực ven biển và quan trắc sụt lún trên diện rộng.

Hiện đại hóa, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số. Hoàn thiện vận hành Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử theo hướng dựa trên dữ liệu số hành chính, sử dụng công nghệ AI, hỗ trợ công tác chỉ đạo, xử lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.

Phát triển, hiện đại hóa hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin trên cơ sở thực hiện các dự án về chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; nâng cấp, phát triển Trung tâm dữ liệu của Bộ đáp ứng yêu cầu, điều kiện cho chuyển đổi số của ngành.
 
Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây