Điện Biên: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ môi trường

Chủ nhật - 02/08/2020 22:47
2
2
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, nhất quán chủ trương “không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế”. Nhờ vậy bước đầu đã tạo nhiều chuyển biến tích cực.

Đến nay, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành xử lý triệt để 3/4 cơ sở trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Hệ thống thu gom, xử lý nước thải TP. Điện Biên Phủ); còn 1 cơ sở chưa hoàn thành xử lý triệt để là Bãi rác Noong Bua TP. Điện Biên Phủ. Theo thống kê, hiện nay trung bình một ngày toàn tỉnh phát sinh khoảng 253 tấn chất thải rắn sinh hoạt thông thường, chất thải rắn công nghiệp thông thường khoảng 95 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 90%, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đạt 12%.

2

Đoàn viên thanh niên xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên trồng cây hoa ban trên các trực đường liên xã và đường thôn, bản.

Để chung tay bảo vệ môi trường, thời gian qua các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã phát động, triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong toàn xã hội, đặt nhiều pano, lồng ghép trong sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Trong đó với vai trò xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, đoàn viên thanh niên toàn tỉnh là một trong những lực lượng tiên phong, đi đầu trong việc bảo vệ môi trường.

1
 

Thực hiện “Đề án Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022”, từ năm 2017 đến nay đã thu hút gần 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Tổ chức đoàn các cấp đã trồng mới hơn 674 nghìn cây xanh; thành lập, duy trì và phát triển đội tình nguyện vì môi trường; xây dựng mô hình điểm “Vườn cây thanh niên”, “Đường cây thanh niên”, “Bồn hoa thanh niên”, “Ao cá thanh niên”, hàng cây hoa Ban...

3

Mô hình “Ngôi nhà xanh”, "Ngôi nhà 200 đồng" thu gom rác tái chế của Đoàn Thanh niên huyện Điện Biên.

Các đơn vị cũng tích cực thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và triển khai Chương trình “Hành trình thứ 2 của lốp xe” bằng việc xây dựng các điểm vui chơi cho thiếu nhi bằng vật liệu là chai, lọ nhựa và lốp xe đã qua sử dụng… Tiêu biểu như mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom rác tái chế của Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Được triển khai từ giữa năm 2019, đến nay mô hình đã được nhân rộng trong toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Theo đó, hàng ngày đoàn viên thanh niên các đơn vị bộ đội biên phòng thu gom rác thải có thể tái chế vào “Ngôi nhà xanh”. Sau đó tiến hành tái chế hoặc bán làm kinh phí hoạt động chung. Từ khi triển khai đến nay, mô hình “Ngôi nhà xanh” đã thu gom được trên 600kg rác tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhờ sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự chung tay của các tổ chức xã hội và người dân, công tác bảo vệ môi trường thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua kết quả phân tích tại 25 điểm quan trắc môi trường không khí địa bàn trung tâm các huyện, thị xã, thành phố cho thấy chất lượng môi trường không khí đô thị còn tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2013/BTNMT). Nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như CO dao động từ 435 - 669mg/Nm3; nồng độ NO dao động từ mức <5 - 645,6 mg/Nm3... Về môi trường nước mặt, kết quả phân tích tại 17 mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng còn tương đối tốt, các chỉ tiêu phân tích hầu hết nằm dưới hoặc vượt nhẹ so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

4

Điện Biên đưa vào vận hành Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên với diện tích 10,5hacông suất xử lý rác thải sinh hoạt 100 tấn/ngày đêm.

Trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, toàn tỉnh hiện có 10 cơ sở xử lý chất thải đang hoạt động; đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên với diện tích 10,5ha, công suất xử lý rác thải sinh hoạt 100 tấn/ngày đêm; đảm bảo xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ và một số xã lòng chảo huyện Điện Biên. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị tiếp tục được thực hiện bởi các đơn vị vệ sinh môi trường đóng trên địa bàn; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn dần hình thành mạng lưới thu gom thông qua các mô hình tổ tự quản.

5
 

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, thời gian tới cần sớm hình thành hệ thống công cụ kinh tế để quản lý theo cơ chế “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng; kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường; rà soát, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả.

Nguồn Báo TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây