Chống rác thải nhựa phải ngay từ trong suy nghĩ: Quyết tâm bảo vệ môi trường đại dương

Thứ ba - 25/08/2020 00:52
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân vừa ký Quyết định số 1855/QĐ-BTNMT về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng các mục tiêu được nêu trong Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là cơ quan có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong mỗi giai đoạn; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém và đề ra biện pháp thực hiện, bảo đảm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

12

Thu gom, kiểm soát và quản lý rác thải nhựa trên biển

Kế hoạch bao gồm 5 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, xử lý và kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương; Tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg.

Kế hoạch nêu rõ các nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện Dự án truyền thông về tác hại của các sản phẩm sử dụng một lần có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về rác thải nhựa đại dương gắn với việc tổ chứcNgày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn; Xây dựng và triển khai Dự án nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý chất thải, rác thải nhựa; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần vàtúi ni lông khó phân hủy”; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Cùng với đó, tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 5R trong vận hành, sản xuất dịch vụ, cuộc sống thường ngày để giảm thiểu, hạn chế, nói không với rác thải nhựa (5R - Renew, Refuse, Reduce, Reuse, Recycle) tới các đơn vị, tổ chức, cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế ven biển và thuần biển; Nhân dân khu vực ven biển,...; Xây dựng và thực hiện các hoạt động, phát động phong trào khởi nghiệp, các sáng kiến xanh về tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn đến năm 2025 và cụ thể hóa cho từng năm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả; tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa ở khu vực ven biển, các hải đảo và từ các hoạt động trên biển; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có liên quan đến rác thải nhựa đại dương;,

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ giúp Bộ trưởng điều phối, quản lý các hoạt động hợp tác của Bộ với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, định kỳ hằng năm và 5 năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây