Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng nước

Chủ nhật - 06/11/2022 19:32
Luật tài nguyên nước quy định mọi tổ chức cá nhân khai thác sử dụng nước cho các mục đích đều phải được cấp phép (trừ các trường hợp không phải đăng ký, không phải xin phép).

Cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng nước mặt, nước biển, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất và được phân cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hiện nay, đã có khoảng hơn 15 nghìn công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đã được quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua biện pháp, công cụ cấp phép. Trong đó, hầu hết các công trình khai thác nước mặt là các hồ chứa thủy điện, trạm bơm công trình nhiệt điện và các công trình cấp nước đô thị đã được cấp phép theo quy định.
 
1


Ngược lại, hầu hết các hồ chứa thủy lợi (khoảng trên 6,000 hồ chứa và nhiều cống, trạm bơm) chưa được cấp phép, quản lý theo quy định của Luật tài nguyên nước do một số nguyên nhân, như: công trình thủy lợi đã được xây dựng từ lâu nên bị xuống cấp qua nhiều năm khai thác, không được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đúng mức; tài liệu về hạ tầng chưa được lưu trữ một cách hệ thống, các tài liệu bị thất lạc và có độ chính xác không cao; các công trình thủy lợi chưa có quy trình vận hành hoặc đã có nhưng chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung để theo kịp với biến động của nguồn nước, thay đổi quy luật xâm nhập mặn, ngập lũ và đối tượng phục vụ.... Trong khi đó, theo quy định, các công trình khai thác, sử dụng thuộc quy mô phải có giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng và việc cấp giấy phép không phụ thuộc vào việc cải tạo, nâng cấp hay duy tu sửa chữa của các công trình này.

Đồng thời Bộ và các địa phương đã đẩy mạnh triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất; xử lý các vi phạm của các cơ sở có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép và không chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước có liên quan theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (ngày 24/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP, Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/5/2020).

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, bước đầu nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cấp giấy phép về tài nguyên nước đã nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên nước ở các địa phương và ý thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, góp phần đưa công tác quản lý tài nguyên nước vào nề nếp.

Việc triển khai thực hiện chính sách tài chính trong lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: việc thu, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư cung cấp nước sinh hoạt, thu gom, xử lý nước thải và các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, cải thiện và nâng cao chất lượng nước; chính sách thu hút huy động các nguồn lực tài chính từ mọi thành phần trong xã hội; chính sách bảo đảm hài hòa giữa trách nhiệm với lợi ích, giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên nước và chính sách xã hội hóa các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước.

Thực hiện: Trung tâm Truyền thông TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây