TT Truyền Thông - Tài nguyên và Môi trường

https://monremedia.vn


Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thời đại

Chiều 2/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cùng lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham dự Hội thảo trực tuyến Kinh tế tuần hoàn tại các thị trường mới nổi: Khai mở tiềm năng Phục hồi xanh tại khu vực Châu Á. Đây là sự kiện bên lề cấp khu vực châu Á của Diễn đàn kinh tế tuần hoàn thế giới.

Mô hình công nghiệp khai thác tận dụng tài nguyên hiện nay đã có những tác động tiêu cực sâu rộng đến khí hậu toàn cầu, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và đa dạng sinh học bị ảnh hưởng. Các mô hình kinh tế thay thế có thể giúp chuyển đổi tiêu dùng và làm cho nó bền vững hơn. Trong nền kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bao gồm chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm càng lâu càng tốt, kéo dài vòng đời sản phẩm và giữ nguyên vật liệu trong nền kinh tế ở bất cứ đâu có thể.

1

Điểm cầu trực tuyến tại trụ sở Bộ TN&MT

Các nỗ lực phục hồi COVID-19 ở các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có thể tuân theo một chiến lược tăng trưởng truyền thống dựa vào sản xuất sử dụng nhiều carbon và tài nguyên. Ngược lại, việc theo đuổi phục hồi xanh có thể mang lại tăng trưởng dựa trên hiệu quả sử dụng tài nguyên và đổi mới kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ đòi hỏi việc hoạch định chính sách đổi mới, thúc đẩy các quan chức chính phủ xem xét các ví dụ và ý tưởng mới.

Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam phối hợp với ADBI, Quỹ Đổi mới, sáng tạo Phần Lan Sitra tổ chức sự kiện cấp khu vực của Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Thế giới giới thiệu các tài liệu chính sách, xem xét các nghiên cứu điển hình về việc thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn. Các nguyên tắc và khuyến nghị liên quan, tập trung vào phục hồi xanh và tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hậu COVID-19. Các chủ đề thảo luận cụ thể sẽ bao gồm các khuôn khổ pháp lý và quy định, chính sách khu vực và quốc gia, cơ hội cho khu vực tư nhân và sự đổi mới ở các thành phố có thể giúp mở ra tiềm năng của cách tiếp cận nền kinh tế vòng tròn.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm khám phá tiềm năng của một nền kinh tế tuần hoàn để hỗ trợ khôi phục COVID-19; Thảo luận về các rào cản đối với việc tích hợp khái niệm kinh tế tuần hoàn vào các khuôn khổ phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, xây dựng kiến ​​thức và năng lực chính thức của chính phủ để hoạch định các chính sách hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Đồng thời, xem xét các nghiên cứu điển hình về quốc gia, nêu bật các phương pháp hay nhất để chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

2

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, bà Miranda Schnitger, Trưởng Ban hợp tác Chính phủ, Quỹ Ellen MacArthur nhấn mạnh: Kinh tế tuần hoàn là một phương thức tăng trưởng hiệu quả hơn và tạo giải pháp giải quyết các thách thức toàn cầu. Theo thiết kế, kinh tế tuần hoàn dựa trên ba nguyên tắc: Loại bỏ rác thải và ô nhiễm; Duy trì sử dụng sản phẩm và nguyên vật liệu; Tái tạo các hệ thống tự nhiên.

Bà Miranda Schnitger cho rằng, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn vì những lợi ích có thể mang lại: Hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng khả năng chống chịu; Mang lại thành quả về việc làm ròng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ giải quyết những thách thức toàn cầu như rác thải và ô nhiễm, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Phát biểu trong phần đối thoại cấp cao, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, thay đổi nhận thức của người dân trên toàn thế giới, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.

Trao đổi với các đối tác quốc tế, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

1

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo

Để chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống, toàn diện thì đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Việt Nam hiện nay, có được sự đồng thuận từ chủ trương của Đảng, trong đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ, giai đoạn đến năm 2025 “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn” khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất.

Việt Nam đã hiện thực hóa vấn đề này bằng Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật đã chỉ rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành như sau: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải” (Điều 142). Ngoài ra, tư duy về kinh tế tuần hoàn được lồng ghép trong các Điều, Khoản khác như đẩy mạnh chi tiêu công xanh (GPP); mở rộng trách nghiệm của nhà sản xuất (EPR); phát triển ngành công nghiệp môi trường; dịch vụ môi trường…

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy định về “tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, trong đó, vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương hiện đã được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường gắn với lộ trình triển khai, thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 sẽ thúc đẩy việc thực hiện kinh tế tuần hoàn là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, đồng thời, tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, cộng đồng và thế giới tự nhiên.

Tại Hội thảo, Bà Elina Kalkku, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan và Thống đốc (đại diện Phần Lan) tại Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, các quốc gia cần thay đổi về các mô hình phát triển hơn nữa. Bà Elina Kalkku sẽ kêu gọi EU sẽ thúc đẩy và đưa ra các thỏa thuận xanh để thay đổi các phương thức tăng trưởng kinh hỗ trợ các nước “xanh hóa nền kinh tế” hơn nữa, tuần hoàn kinh tế hơn nữa…

Trao đổi về vấn đề tài chính, ông Ramesh Subramaniam, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho rằng, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ tốt hơn nữa, đưa ra các khung pháp lý phù hợp, giảm thiểu rủi ro để huy động nguồn vốn từ khối tư nhân, từ đó, xây dựng được nền kinh tế tuần hoàn đa dạng hơn.

Theo Báo TNMT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây