TT Truyền Thông - Tài nguyên và Môi trường

https://monremedia.vn


Dự báo sẽ còn khoảng 2 - 4 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền trong năm 2020.

Dự báo từ tháng 10 cho tới hết năm 2020, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới , trong đó có khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam.

Hiện tại, trạng thái La Nin đã  được thiết lập,  với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 ở mức  -1,2 độ C trong tuần đầu tháng 10/2020, giảm 0,5 độ C so với tuần đầu tháng 9/2020. Trước đó từ tháng 8 đến nửa đầu tháng 10 đã xuất hiện 6 cơn bão trên biển Đông trong đó 4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta gồm: Bão số 2 vào chiều 02/8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)  và đi vào các tỉnh từ Ninh Bình đến Thanh Hóa; bão số 5 mạnh cấp 10, giật cấp 12 vào ngày 18/9 đã đi vào  đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến  Thừa Thiên Huế; bão số 6 mạnh cấp 8, giật cấp 10 vào ngày 11/10 đã đổ bộ vào các tỉnh  từ  Quảng Nam  từ  Quảng Ngãi; bão số 7 suy yếu thành ATNĐ đến chiều tối ngày 14/10 đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa.  Ngoài ra,  vào  ngày 15/10 đã  xuất hiện một ATNĐ  hoạt động  trên khu vực Biển Đông và  có xu hướng ảnh hưởng đến khu vực Miền Trung.


Theo dự báo hiện nay, Xu thế nhiệt độ mặt nước biển tiếp tục lạnh đi và hiện tượng La Nina đã xuất hiện; dự báo hiện tượng La Nina  sẽ tiếp tục  duy trì từ nay cho tới những tháng đầu năm 2021.
Theo đó: Dự báo từ nay cho tới hết năm 2020, số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khỏang  04-06 cơn, trong đó có khoảng 02-04 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Tiếp tục đề phòng gió mạnh trên biển do tác động không khí lạnh trên khu vực phía Bắc và Giữa Biển Đông vào các tháng chính của mùa đông năm 2020 -2021.

Từ tháng 01-02 và  tháng 4/2021 trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.  Các đợt rét đậm,  rét hại tập trung trong thời kỳ  từ nửa cuối tháng 12/2020 đến tháng 02/2021, mỗi đợt  có  khả năng  kéo dài từ  7-10  ngày và  có thể  kéo dài hơn ở các tỉnh vùng vùng núi  phía  Bắc. Đề phòng các hiện tượng băng giá và sương muối trong các tháng chính của mùa Đông 2020-2021.

Mưa có xu hướng gia tăng hơn so với TBNN ở khu vực Khu vực Trung Bộ, Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Nguồn nước tại Bắc Bộ từ tháng 11-12/2020 trên các lưu vực sông phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, riêng sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục thiếu hụt so  với  TBNN  từ  20-50%.  Từ  tháng  01-4/2021,  nguồn  nước  trên  các  lưu  vực sông phổ biến ở mức xấp xỉ dưới TBNN, sông Thao và hạ lưu sông Lô thiếu hụt so với TBNN từ 20-30%, riêng hạ lưu sông Hồng lớn hơn 10-30%.
Tại Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Từ  nửa  cuối tháng 10 đến  tháng 12/2020, trên  các sông  ở  Trung  Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 02-03 đợt lũ vừa và lớn. Đỉnh lũ năm 2020, tại hạ lưu các sông chính ở Bắc Trung Bộ ở mức BĐ1-BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ TBNN; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3, tương đương đỉnh  lũ TBNN.  Từ tháng 01-4/2021, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây  Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 10-40%, một số sông thấp hơn trên 40%.

Tại Khu vực Nam Bộ tổng lượng dòng chảy trong các tháng đầu mùa khô năm 2020-2021  từ thượng nguồn sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng cao hơn năm 2019 từ 10-15% và ở mức thấp hơn TBNN từ 15-30%. Trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ ở mức cao hơn TBNN, nhưng ít khả năng nghiêm  trọng hơn mùa khô năm 2019-2020.

Tại ven biển miền Trung cần lưu ý sóng lớn do ảnh hưởng của ATNĐ, bão gây sạt lở đê sông, đê biển. Do ảnh hưởng của triều cường, khu vực ven biển Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp./

Trung tâm Truyền thông TNMT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây