Bảo tồn đa dạng sinh học: Những tia hy vọng trong một năm “thất bát”

Chủ nhật - 12/01/2020 20:12

Không có nhiều tin tốt cho sự sống trên trái đất trong năm 2019, với tới 1 triệu loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Nhưng các nhà khoa học, nhà bảo tồn và các tình nguyện viên đang làm việc không ngừng nghỉ để hiểu và bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Dưới đây là 10 câu chuyện đa dạng sinh học đang lóe lên tia hy vọng. Đặc biệt, trong số đó có việc tìm ra loài cheo cheo lưng bạc ở Việt Nam.

1
Bẫy ảnh đã chụp được loài cheo cheo lưng bạc ở Việt Nam đã biến mất trong gần 30 năm

Các rạn san hô có thể phục hồi, theo nghiên cứu mang đến tia hy vọng cho các rạn san hô trên thế giới. San hô được tạo thành từ hàng nghìn sinh vật nhỏ gọi là polyp. Nếu nước quá ấm, những polyp này sẽ chết, dẫn đến tẩy trắng san hô. Nhưng nghiên cứu từ Đại học Barcelona được công bố trên Tạp chí Science Advances vào tháng 10-2019 cho thấy một số polyp co lại và từ bỏ bộ xương của chúng trước khi tái tổ hợp một bộ phận mới khi điều kiện được cải thiện. Tuy nhiên, chiến lược sinh tồn sẽ không đủ để xây dựng lại các rạn san hô của thế giới nếu tình trạng ấm lên vẫn tiếp diễn với tốc độ hiện tại.

2
San hô ở biển Adriatic ngoài khơi Croatia. Ảnh: Poelzer Wolfgang / Alamy

Con cheo cheo lưng bạc không phải là hươu hay chuột mà là động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới. Sinh vật có kích thước nhỏ như một con thỏ, bị săn đuổi bởi báo, chó hoang và trăn, nhưng các nhà khoa học tin rằng chính bẫy của thợ săn đã đẩy nó đến bờ vực tuyệt chủng. Nó đã không được nhìn thấy trong tự nhiên trong 30 năm cho đến khi nó được phát hiện tìm kiếm trong một khu rừng ở miền nam Việt Nam. Nhà khoa học Nguyễn An, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu cho biết anh đã rất vui mừng khi tìm thấy nó. Những phát hiện đã được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution.

3
Một cá thể cheo cheo lưng bạc. Ảnh: Getty

Vào tháng 8, một chú chó con nhỏ đã được tìm thấy một mình trong một thị trấn ở Victoria, Úc. Ban đầu, các nhân viên cứu hộ nghĩ rằng chú chó con là chó hoặc cáo, nhưng mẫu DNA tiết lộ đây là con dingo thuần chủng. Chó hoang dingo là một loài có nguy cơ tuyệt chủng vì dễ bị săn bắn, các chương trình diệt trừ và cận huyết. Con dingo này được đặt tên là Wandi theo tên Wandiligong, thị trấn nơi nó được giải cứu, sẽ cùng với 40 cá thể chó hoang dingo khác tham gia một chương trình nhân giống. Giám đốc Quỹ Dingo của Úc, Lyn Watson cho biết cô rất ngạc nhiên khi thấy cá thể này thuần chủng chó hoang dingo đến mức có thể nhận ra được.

3
Chú chó hoang dingo được đặt tên là Wandi. Ảnh: Shari Trimble / Quỹ Dingo Úc

Hiện có 25.000 con cá voi lưng gù ở phía nam Đại Tây Dương giữa Nam Mỹ và Nam Cực, đánh dấu sự trở lại đáng kể từ khi săn bắt cá voi thương mại bị cấm vào năm 1986. Một thời gian dài khai thác đã đẩy số lượng cá voi lưng gù phía nam Đại Tây Dương từ gần 27.000 cá thể vào năm 1830 đến chỉ còn 440 cá thể ở giữa năm 1950. Nhưng theo báo cáo được công bố trên Royal Society Open Science, hiện tại loài này đã quay về 93% số lượng so với trước khi khai thác. Và theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, trong số 14 quần thể cá voi lưng gù được biết đến trên toàn cầu, 10 quần thể đang phục hồi.

5
Đuôi cá voi xuất hiện trên mặt biển ở Antartica. Ảnh: Christian Aslund / Getty

Những nỗ lực để cứu loài tê giác trắng phương Bắc gần như tuyệt chủng đã có một bước đột phá khi các nhà khoa học tạo ra thành công hai phôi của loài này. Được làm bằng cách sử dụng trứng của hai cá thể cái tê giác trắng phương bắc và tinh trùng đông lạnh từ hai con đực đã chết, phôi đang được lưu trữ trong nitơ lỏng ở Ý. Các nhà khoa học có kế hoạch chuyển chúng cho một con tê giác trắng phương nam trong tương lai gần. “Năm năm trước, có vẻ như việc sản xuất phôi tê giác trắng phương bắc là một mục tiêu gần như không thể thực hiện được, và ngày nay chúng ta đã đạt được”, Jan Stejskal của Sở thú Dvůr Králové của Cộng hòa Séc nói.

6
Một con tê giác trắng phương bắc lúc còn sống, hiện tại loài này đã tuyệt chủng. Ảnh: STR / AP

Số lượng kền kền cổ khoang California trong tự nhiên giảm xuống còn 22 cá thể vào đầu năm 1980. Một vài cá thể chim hoang dã còn lại được đưa vào một chương trình nhân giống vào năm 1987 và sau đó từ từ thả trở lại môi trường tự nhiên. Cá thể kền kền con thứ 1.000 nở vào tháng 5-2019. “Cảm giác niềm vui tràn ngập”, Janice Stroud-Settles, một nhà sinh học động vật hoang dã tại công viên quốc gia Zion ở Utah cho biết. Loài này vẫn được phân loại là loài cực kỳ nguy cấp của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), nhưng tổng số kền kền cổ khoang California hiện tại đã hơn 500 cá thể.

7
Một cá thể kền kền California đang bay. Ảnh: Lee Rentz / Alamy

Hơn 4.000 con ốc cực kỳ nguy cấp đã được thả trở lại tự nhiên ở quần đảo Bermuda, Anh vào tháng 6-2019 sau khi trải qua một chương trình nhân giống thành công tại vườn thú Chester. Loài ốc cạn lớn ở Bermuda được cho là đã biến mất 40 năm trước, nhưng sau đó, một số lượng nhỏ đã được tìm thấy trong một con hẻm tối và ẩm ướt ở thủ đô Hamilton. Một số con được lựa chọn để gửi đến Sở thú Chester nơi chúng được nhân giống thành công và hiện có ít nhất 13.000 con. Loài ốc đã suy giảm nghiêm trọng ở Bermuda trong thế kỷ 20 sau khi bị xóa sổ bởi một loài ốc xâm lấn.

8
Một con ốc cạn lớn ở Bermuda. Ảnh: Sở thú Chester

Năm mươi năm trước, chỉ còn ít hơn 200 cặp chim chích Kirtland trong các khu rừng ở Ontario, Michigan và Wisconsin. Nhưng các nhà bảo tồn đã quản lý môi trường sống của nó bằng cách bắt chước các quá trình tự nhiên và giảm số lượng những con chim ký sinh đầu nâu đẻ trứng trong tổ chim chích. Năm 2019, loài chim chích biết hót, một trong những loài đầu tiên được liệt kê theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Mỹ, được đề nghị đưa ra khỏi danh sách. “Nỗ lực phục hồi chim chích chòe Kirtland là một ví dụ sáng chói về những gì cần thiết để cứu các loài bị đe dọa”, bà Margaret Everson, Cơ quan Cá và động vật hoang dã Mỹ cho biết.

9
Một con chim chích chòe Kirtland. Ảnh: Eric Wengert / Alamy

Cây gọng vó Drosera là một loài cây ăn thịt với những chiếc lá phủ trong những xúc tu màu đỏ, tiết ra chất nhờn dính để giết và tiêu hóa côn trùng. Nhà khoa học Charles Darwin từng đặt biệt danh cho loài cây này là “Drosera bé nhỏ độc ác” vào năm 1860. Nó đã từng phổ biến ở Anh, nhưng gần như bị xóa sổ khi các vùng đất ngập nước và đầm lầy than bùn bị rút cạn hoặc đào lên. Năm 2019, Sáng kiến ​​Thực vật quý hiếm Tây Bắc đã trồng lại loài cây này do khu vực bảo tồn đặc biệt Manchester giâm từ cây bản địa, với hy vọng nó sẽ phát triển trở lại.

10
Cây gọng vó Drosera. Ảnh: Matthijs Wetterauw / Alamy

Cá tuyết Úc là một trong những câu chuyện thành công được IUCN báo cáo vào đầu tháng 12-2019. Loài cá nước ngọt này đã chuyển từ tình trạng nguy cấp sang dễ bị tổn thương trong danh sách đỏ nhờ vào hàng thập kỷ hành động bảo tồn đã tập trung vào việc thiết lập các quần thể bổ sung thông qua việc tái thả nó ra môi trường hoang dã.

11
Cá tuyết Úc. Ảnh: Gunther Schmida / IUCN
 

Nguồn: Hoa Lan (Theo Guardian)/Báo Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây