Hội thảo “tham vấn kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần”

Thứ sáu - 23/07/2021 02:10

Ngày 23/7, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần.
https://b.f2.photo.talk.zdn.vn/7346900309886276612/624349ad68d89f86c6c9.jpg

Trong năm 2020, WWF-Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tiến hành tổ chức “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (nhựa sử dụng 1 lần)” tại 09 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu). Đến nay, nghiên cứu đã hoàn thành về cơ bản, đạt được một số kết quả trong việc thay đổi nhận thức, thái độ của cộng đồng về hạn chế sử dụng nhựa một lần.

Theo các báo cáo và nghiên cứu gần đây, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 5 nghìn tỷ túi nilon sử dụng một lần, khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn lấp hoặc thải thẳng ra môi trường. Hiện nay, mức tiêu thụ nhựa bình quân 43kg/người, so với năm 1974 chỉ khoảng 2kg. Nếu xu hướng này tiếp diễn, đến năm 2050, ước tính 25 tỷ tấn nhựa được sản xuất và theo đó khoảng 13 tỷ tấn được thải bỏ trở thành rác thải. Theo kịch bản thường, đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ kèm theo khoảng 1 tấn rác thải ở các đại dương.

Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở tốp đầu với khoảng 0,3-0,8 triệu tấn/năm. Nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải khổng lồ của Việt Nam phát thải vào đại dương là do phương thức sản xuất hàng hóa, cách thức quản lý, năng lực xử lý rác nhựa và ý thức của người dân cũng như doanh nghiệp.


Nhựa chiếm đến 64% tỷ lệ vật liệu dùng trong ngành bao bì của Việt Nam và dự kiến tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, chỉ khoảng 14% lượng rác thải nhựa tại Việt Nam được thu gom, phân loại, chủ yếu bởi những người nhặt rác và được tái chế bởi những doanh nghiệp nhỏ.

Trước thực trạng như vậy, ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với 05 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, xử lý và kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương; Tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg.
 

Để công bố kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần, tìm kiếm các giải pháp truyền thông làm thay đổi nhận thức và thực hành của cộng đồng về giảm thiểu tiêu dùng nhựa sử dụng một lần, Tại Hội thảo “Tham vấn kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần” đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức, các chuyên gia về môi trường có nhiều kinh nghiệm để qua đó góp phần tìm kiếm các giải pháp truyền thông làm thay đổi nhận thức và thực hành của cộng đồng về giảm thiểu tiêu dùng nhựa sử dụng một lần.

Thực hiện: Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi Trường.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây