Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - những đóng góp trong công tác giáo dục đào tạo Ngành tài nguyên và môi trường

Thứ ba - 05/07/2022 22:10
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rất chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường. Năm 2004, Bộ đã có văn bản đề nghị Thủ tướng đề án sắp xếp lại hệ thống trường thuộc Bộ và ngày 29/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án sắp xếp và định hướng phát triển các trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có việc sẽ thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tại Hà Nội vào năm 2010. Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 23/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một trang sử mới đối với thầy và trò nhà trường, kể từ ngày này, trường mang tên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
fsgbsfg
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao quyết định thành lập Trường năm 2010
Trên cơ sở của Trường Sơ học khí tượng được thành lập từ năm 1955, trải qua nhiều giai đoạn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với nền tảng 67 năm lịch sử (1955 - 2022), Nhà trường đã đào tạo hơn 30.000 Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp và Công nhân kỹ thuật các ngành: Khí tượng, Thủy văn, Đo đạc bản đồ, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Trắc địa - Bản đồ, Địa chính, Tin học,…cho Ngành và cho Đất nước. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đặt sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới tác động của biến đổi khí hậu. Nhà trường đã có nhiều thay đổi mới, tiến bộ trong các lĩnh vực công tác cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất… theo định hướng phát triển trường thành một trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của đất nước.
           
adsfad
Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên được nhà trường đặc biệt quan tâm trong hơn 10 năm qua. Năm 2010 tổng số cán bộ, giảng viên là 275 người, trong đó giảng viên có 198 người, chỉ có 13 TS, và vẫn còn 89 giảng viên trình độ đại học. Năm 2022, tổng số cán bộ, giảng viên của trường là 737 người, trong đó giảng viên là 552 người, với 100% giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, 14 phó giáo sư, 103 tiến sỹ.

Công tác đào tạo được nâng cao chú trọng đảm bảo phù hợp chuẩn đầu ra của ngành, phù hợp với vị trí việc làm và người học tiệm cận được yêu cầu của khu vực và quốc tế. Nhiều ngành đào tạo được mở mới đáp ứng công tác quản lý tải nguyên môi trường và nhu cầu xã hội. Từ 6 ngành đào tạo trình độ đại học năm 2011, năm 2022 trường có 23 ngành đại học và 6 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ. Quy mô đào tạo của Nhà trường liên tục tăng qua các năm, có nguồn tuyển sinh dồi dào, chất lượng tuyển sinh ngày càng được nâng cao, trong khi nhiều trường đại học khác có cùng ngành tuyển nhưng tuyển thiếu hoặc không có nguồn tuyển. Năm 2011 quy mô đào tạo hệ đại học của trường khoảng 1.300 sinh viên, đến nay trường có hơn 13.000 sinh viên, học viên cao học đang theo học và trường đang giữ ổn định quy mô này. Cùng với hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học - là một nhiệm vụ không thể thiếu của một trường đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong những năm qua được Nhà trường triển khai đồng bộ có hiệu quả hướng vào các nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập.
gfnx
Cán bộ, giảng viên và sinh viên cùng tham gia nhảy Flashmob hưởng ứng ngày Môi trường thế giới
Song song với hoạt động nghiên cứu, hàng năm Nhà trường còn tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia, hội thảo cấp trường và nhiều hội thảo khoa học của các Khoa; Xuất bản nhiều kỷ yếu hội nghị, hội thảo, xuất bản sách,...Từ các kết quả nghiên cứu khoa học, số lượng công bố trên các tạp chí chuyên môn trong nước, tạp chí quốc tế uy tín  của các giảng viên trong trường tăng hằng năm về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các công bố trên các tạp chí trong danh mục ISI, Scopus.

Sau khi nâng cấp trở thành trường đại học, hoạt động Hợp tác quốc tế của Nhà trường tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, thiết thực, phục vụ tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ và hội nhập quốc tế. Những hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên được triển khai với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Hà Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Hiện nay, Nhà trường đang triển khai thực hiện dự án OKP “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đặt được sự thay đổi bền vững tại các đồng bằng Việt Nam” do Hà Lan tài trợ.
dfghd
PGS.TS Hoàng Anh Huy ký kết Dự án Hà Lan OKP năm 2019
Đứng trước các yêu cầu phát triển của giáo dục đại học, nhà trường đã rất nỗ lực trong việc cam kết với xã hội về đảm bảo chất lượng giáo dục. Năm 2018, Nhà trường được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đến nay, Nhà trường đã đánh giá ngoài 09 chương trình đào tạo và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định đạt chuẩn. Trong giai đoạn vừa qua, Nhà trường đã xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo tại trường thông qua việc tổ chức lấy ý kiến góp ý và ý kiến phản hồi của người sử dụng dịch vụ đào tạo tại trường. Hệ thống này hiện đang là cầu nối tin cậy giữa nhà trường với xã hội. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi đề thi và thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Xây dựng kế hoạch thi trắc nghiệm khách quan cho từng học kỳ.

Cơ sở vật chất của trường được chỉnh trang, tạo sân chơi cho cán bộ, giảng viên và người học. Các hoạt động ngoại khóa cán bộ, giảng viên, sinh viên được tổ chức chuyên nghiêp và liên tục giúp gắn kết người lao động, giảng viên và sinh viên với nhau, tạo động lực làm việc.
 
sfgdf
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao Huân chương lao động hạng Nhì tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường
 
12 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được kế thừa trên nền tảng 67 năm truyền thống đào tạo lĩnh vực tài nguyên và môi trường là một chặng đường lịch sử đầy khó khăn nhưng rất vẻ vang. Đó là lịch sử đóng góp to lớn của nhiều thế hệ cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học viên và sinh viên Nhà trường. Đóng góp to lớn của trường trong 67 năm qua đã được Đảng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Nhà nước CHDCND Lào ghi nhận và tặng thưởng: Năm 2003: Huân chương Lao động hạng Nhì; Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì; Năm 2010: Huân chương Lao động hạng Nhất; Năm 2012: Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHDCND Lào trao tặng; Năm 2014: Huân chương Lao động hạng Ba; Năm 2015: Huân chương Lao động hạng Nhì; Năm 2020: Huân chương Lao động hạng Nhì. Đồng thời, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, Ban, Ngành, các Tỉnh, Thành phố và các tổ chức xã hội khác.

Hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền nhân rộng vị thế của ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn mới. Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc cùng nâng cao ý thức và hành động bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong đội ngũ cán bộ, giảng viên.
                                   Thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
           

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây