Thông báo Hội thảo quốc tế: Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa

Chủ nhật - 24/11/2019 22:09
Trong khuôn khổ triển lãm Plastic & Rubber Vietnam, Hanoi 2019, Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa” sẽ được tổ chức vào lúc 8g00, ngày 28 tháng 11 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) - do công ty Informa Markets (Vietnam) và Công ty Revival Waste phối hợp tổ chức.
 
1

Những con số thống kê trái ngược

Theo công bố của tổ chức Ipsos Business Consulting, lượng nhựa tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm trong giai đoạn 1990-2015, từ 3,8 kg lên xấp xỉ 41 kg. Mỗi năm, người Việt tạo ra 81 triệu tấn nhựa. Tính riêng Tp.HCM và Hà Nội khoảng 80 tấn chất thải nhựa và nilon thải ra môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ 27% túi nhựa được thu gom và tái chế đúng cách.
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới thải rác nhựa ra đại dương. Tại một diễn biến khác, Việt Nam hiện xếp thứ 3 thế giới về nhập khẩu phế liệu nhựa nhiều nhất (443.600 tấn, từ tháng 1 đến tháng 11/2018 – theo thống kê từ The Guardian). Những con số trên là minh chứng cho thấy: cùng với sự phát triển của xã hội, Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác nhựa của chính mình và của thế giới với lượng tiêu thụ “khổng lồ” các sản phẩm nhựa và khối lượng nhập khẩu phế liệu nhựa đáng kể phục vụ các ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, phụ thuộc từ 70 – 80% nguyên liệu nhựa nhưng ngành nhựa đang có nguy cơ đối mặt với “cơn khát” mới khi chính phủ sẽ cho ngừng nhập khẩu phế liệu nhựa – một trong những thành phần tạo ra nguyên liệu nhựa từ năm 2025. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần bắt đầu tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn đang được xem là mô hình ưu việt: tối đa hoá vòng đời sản phẩm, tạo ra những nguồn nguyên liệu mới từ phế liệu nhựa, vừa đạt lợi ích về kinh tế, vừa tạo ra các giá trị mới cho xã hội và môi trường.

Hội thảo mang thông điệp về một nền kinh tế “Có lợi” và theo hướng “Bền vững”
 
Nhằm lan toả mô hình của một nền kinh tế nhựa mới, với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn – Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa”, hội thảo sẽ mang đến bức tranh tổng quan về xu hướng phát triển của ngành thế giới khi đặt mô hình kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm. Quy chiếu vào hiện trạng xử lý và tái chế tại Việt Nam để từ đó đề ra những lợi ích, tiến trình áp dụng, chính sách quản lý và giải pháp công nghệ hiệu quả để thu gom – xoay tròn vòng đời của chất thải nhựa hiệu quả. Cũng thông qua hội thảo, các doanh nghiệp nhựa, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hiểu được vai trò và hướng đi cụ thể trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn. Dưới sự phối hợp tổ chức của đơn vị tổ chức triển lãm Plastic & Rubber Hanoi 2019 – Informa Markets (Vietnam) cùng doanh nghiệp xã hội Revival Waste, đơn vị sáng lập “Hành trình giải cứu rác chết”, đồng thời cũng là đối tác và đơn vị tư vấn của các thành viên Liên minh tái chế bao bì (PRO Vietnam), sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến cho cộng đồng một góc nhìn mới mẻ để tất cả chúng ta cũng hiểu rằng: nhựa là thành phần không thể thiếu trong sản xuất kinh tế và đời sống con người. Chúng ta không thể loại bỏ nhựa nhưng chúng ta có thể tiêu thụ và xử lý đúng cách để nhựa sẽ trở thành nguồn tài nguyên mới, tạo ra các giá trị về kinh tế và môi trường. Mỗi một doanh nghiệp hay một cá nhân đều là mắt xích quan trọng của quá trình này.

Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa” sẽ diễn ra vào lúc 8h00 – 12h00, ngày 28 tháng 11 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) - là hoạt động trong khuôn khổ triển lãm Plastic & Rubber Vietnam 2019 - Triển lãm quốc tế về Công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành nhựa và cao su Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.

Để biết thêm chi tiết về Hội thảo và các hoạt động triển lãm, xin vui lòng tham khảo tại:

http://www.plasticshanoi.com .


File đính kèm: Thư mời Hội thảo

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây