Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo

Thứ ba - 17/12/2019 22:46
Ngày 18/12/2019 tại Thừa Thiên Huế,  Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm Hàm Long) tổ chức Hội nghị tổng kết dự án Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo và xây dựng định hướng chiến lược phát triển tổ chức giai đoạn 2020 - 2030. Dự án do Trung tâm Hàm Long chủ trì thực trong 3 năm (từ 2016  -2019) với sự tài trợ của của Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (FfdW) và Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NCA). Tham dự Hội nghị có đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các chức sắc tôn giáo...
 
1
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đại đức - Tiến sỹ Thích Phước Điền,  Giám đốc Trung tâm Hàm Long nhấn mạnh, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức có quy mô lớn nhất đối với toàn nhân loại thể ký 21, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia khu vực châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhận thức nguy cơ, thách thức của BĐKH, ý thức trách nhiệm chung đối với các vấn đề xã hội tại Việt Nam, Trung tâm Hàm Long đã xây dựng Dự án “Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo”, triển khai tại Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2016 - 2019. Dự án đã tạo ra sức lan tỏa về mặt nhận thức cũng như ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng địa phương và các cơ quan liên quan trong BVMT, ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai...
 
2
Đại đức, Tiến sỹ Thích Phước Điền - Giám đốc Trung tâm Hàm Long phát biểu khai mạc Hội nghị

Năm 2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 40 tổ chức tôn giáo trong cả nước đã ký Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Giai đoạn 2015 - 2020). Sau khi Chương trình phối hợp được ký kết, trên cơ sở sự đồng thuận, nhất trí của lãnh đạo cấp cao đại diện cho 14 tôn giáo và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từng tôn giáo đã chủ động triển khai và đưa nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động hàng năm của tôn giáo mình. Ban hành các văn bản như Thông bạch, Thông điệp, Lời kêu gọi, Chương trình/Kế hoạch gửi các tổ chức cơ sở và các tín đồ để hưởng ứng Chương trình tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức tôn giáo ở từng địa phương đã tham gia ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Tại các buổi lễ ký kết, các tôn giáo đã trình bày Thông điệp của từng tôn giáo hưởng ứng Chương trình tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo tích cực tuyên truyền nội dung về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đến các tín đồ của mình trong các dịp lễ, hội, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, thuyết pháp, ngày Chúa Nhật, trong các lớp bồi dưỡng do các tổ chức tôn giáo tổ chức.
3

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Hồng Ngọc - Trung tâm Hàm Long đã trình bày báo cáo tổng kết dự án, đánh giá thành tựa, khó khăn thách thức, đúc kết mô hình thành công và bài học kinh nghiệm cho phát triển chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Theo bà Ngọc, sau 03 năm triển khai thực hiện, Dự án đã hoàn thành các hạng mục hoạt động và mục tiêu đề ra, các cộng đồng dễ bị tổn thương tại 04 tỉnh/thành phố (Hà Nội, hải Phòng, Thừa thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh) có khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai và tình trạng khẩn cấp tại địa phương.
 
6
Diễn giả trình bày tại Hội nghị
 
Các tham luận tại Hội nghị đã chia sẻ, thảo luận về các vấn đề như: công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giả nhẹ rủi ro thiên tai trong cộng đồng tôn giáo, trong đó tập trung phân tích hiệu quá, thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế từ đó đề xuất kiến nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu cũng nghe những báo cáo tham luận, đề xuất về đáp ứng của các tổ chức tôn giáo trong việc đóng góp vào chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, thảo luận về phương thức tiếp cận và giải pháp thực hiện...
 
4
 

Trung tâm Truyền thông TN&MT

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây