Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm việc với Ngân hàng Thế giới về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Thứ ba - 27/04/2021 03:31
Ngày 26/4, tại trụ sở Bộ TN&MT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới về việc dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (Dự án VILG).

Tham dự có Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân; đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT: Tổng cục Quản lý đất đai; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Pháp chế; Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN&MT, Văn phòng Bộ.

Về phía Ngân hàng Thế giới có: bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án VILG; bà Kathrine Kelm, chủ nhiệm Dự án VILG (họp trực tuyến từ đầu đầu cầu Washington) cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.

Từ ngày 12 - 20/4/2021, Ngân hàng Thế giới đã thực thực hiện đợt công tác lần thứ 9 Dự án VILG, cụ thể là đã thực địa tại 3 tỉnh là Lạng Sơn, Thái Nguyên và Bến Tre và đã tiến hành họp với Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) về tiến độ triển khai, chủ trương tái cấu trúc, thống nhất hành động tiếp theo của Dự án.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong 6 dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quan trọng của Chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Bộ trưởng đề nghị, trong buổi làm việc phải chỉ ra được các vướng mắc và đề ra các giải pháp để thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai không chỉ trong 30 tỉnh thực hiện dự án, mà trên cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ cập nhật cả 63 tỉnh thành trên cả nước đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ.

Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án VILG đánh giá cao các kết quả đã đạt được của Dự án như việc: đã ký hợp đồng xây dựng cơ sở dữ liệu ở địa phương được 64% và chỉ còn 83 đơn vị cấp huyện chưa; xây dựng kết nối cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ và triển khai ở các tỉnh, thành tham gia Dự án.

Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án VILG của Ngân hàng Thế giới phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, bà Stefanie Stallmeister cũng chỉ ra là tiến độ giải ngân, thực hiện dự án còn thấp, chậm. Bà mong muốn Bộ TN&MT tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý Dự án VLAP Trung ương chỉ đạo các địa phương tiến độ giải ngân, nhất là hướng dẫn địa phương trong việc nộp thuế dự án do không thể sử dụng vốn IDA mà phải sử dụng vốn đối ứng để thực hiện.

Bà Stefanie Stallmeister cho biết, phía Ngân hàng Thế giới sẽ gia hạn nếu 83 huyện hoàn thành ký hợp đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trước tháng 8/2021; hoàn thành hai hợp đồng cung cấp dịch vụ công đất đai và cơ chế tài chính bền vững; thực hiện các thủ tục để giảm hơn 40 triệu USD thì sẽ xem xét gia hạn vào tháng 9/2021.

Tại buổi làm việc đại diện Bộ Tài chính, Ban Quản lý dự án VILG Trung ương đã trả lời các ý kiến của Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới. Đồng thời, cũng đã đề ra các phương án, giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề tồn tại của Dự án. Trước mắt, kiến nghị Lãnh đạo Bộ TN&MT làm việc với các địa phương có các huyện còn chưa thực hiện ký hợp đồng xây dựng cơ sở dữ liệu để đôn đốc.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, về vấn đề hướng dẫn địa phương trong việc nộp thuế dự án do không thể sử dụng vốn IDA mà phải sử dụng vốn đối ứng để thực hiện, Bộ sẽ làm việc với Bộ Tài chính và báo cáo Chính phủ trong tháng 5, nếu Chính phủ đồng ý sẽ tháo gỡ cho địa phương về vấn đề này.

Về hợp đồng cung cấp dịch vụ công đất đai và cơ chế tài chính bền vững, Bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Thế giới đồng ý để Bộ TN&MT hoặc Bộ Tài chính thực hiện vì đây là vấn đề hiện nay đã và đang được triển khai ở địa phương như việc thu phí dịch vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai ở địa phương và chỉ cơ quan quản lý mới thực hiện tốt công việc này.

Quang cảnh buổi làm việc

Bộ trưởng cũng yêu cầu, Ban Quản lý Dự án VILG Trung ương tiếp tục đẩy nhanh và đôn đốc các địa phương thực hiện dự án nếu Chính phủ đồng ý việc cho phép sử dụng vốn IDA và làm rõ quy định về đầu tư công sẽ tiếp tục gia hạn thực hiện dự án còn nếu không sẽ kết thúc dự án vào cuối năm 2021.

Bộ trưởng cũng đề nghị, trong thời gian tới Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Bộ TN&MT trong việc sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Dự án VILG được Chủ tịch nước phê duyệt Hiệp định tài trợ từ ngày 23/12/2016, có hiệu lực từ tháng 3/2017 với tổng kinh phí 180 triệu USD, thực hiện trong thời gian 5 năm (2017 - 2021). 

 Dự án gồm ba hợp phần: Tăng cường chất lượng cung cấpGửi Duyệt Xuất Bản dịch vụ đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu và quản lý dự án, với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD do Ngân hàng Thế giới tài trợ; trong đó, vốn IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế) 150 triệu USD và vốn đối ứng 30 triệu USD.

Dự án nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc; hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất...) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng...).

Dự án được triển khai tại 33 tỉnh thành phố và đến nay có 3 tỉnh xin rút khỏi dự án là Tuyên Quang, Quảng Bình và Lâm Đồng.

Nguồn Báo TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây