Hướng dẫn đề cử giải thưởng "Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN 2019"

Thứ năm - 27/06/2019 00:08
Hướng dẫn đề cử giải thưởng "Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN 2019"
     Lời kêu gọi của Ban Thư ký ASEAN về Giải thưởng Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN, lần thứ nhất, 2019
     Hội nghị lần thứ 10 của Nhóm công tác ASEAN về Giáo dục môi trường (AWGEE) được tổ chức tại Đà Lạt, Việt Nam năm 2018, đã đồng ý về nguyên tắc các khái niệm, cơ chế thực hiện, tiêu chí đề cử và đề xuất ngân sách của Giải thưởng Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN (AYECA). Hội nghị lần thứ 29 Các quan chức cấp cao về môi trường ASEAN (ASOEN) được tổ chức tại Singapore vào năm 2018, đã  ghi nhận rằng AYECA nhằm công nhận sự đóng góp của các cá nhân trẻ trong việc thúc đẩy giáo dục và nhận thức về môi trường và mong đợi chương trình được thực hiện. Lễ trao giải AYECA dự kiến ​​sẽ được tổ chức cùng với Lễ trao giải Trường học sinh thái ASEAN lần thứ 3 năm 2019 tại Campuchia như một phần của Ngày môi trường ASEAN cùng với Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 15.
     Như bạn đã biết, đề xuất dự án về AYECA, đã được hợp nhất với đề xuất dự án về Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN và Ngày Môi trường ASEAN 2019, đã được AWGEE và ASOEN xác nhận sau trưng cầu ý kiến vào ngày 22 tháng 5 năm 2019 và ngày 3 tháng 6 năm 2019.
     Căn cứ vào những điều trên, chúng tôi mong muốn tìm kiếm sự hợp tác của các bạn trong việc phổ biến đến các mạng lưới thanh niên có liên quan, kêu gọi đề cử cho Giải thưởng AYECA
     Sau thời hạn đề cử, Ban Thư ký ASEAN sẽ tổng hợp các đề cử để chuyển tới các Đầu mối AWGEE (NFP). Sau đó, Ban thư ký ASEAN sẽ trao đổi với mỗi NFP để chọn hai người, dựa trên các tiêu chí đã thỏa thuận và hướng dẫn tính điểm.
      Xin lưu ý rằng thẩm định dự án của ASEAN và quá trình phê duyệt để đảm bảo hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện Lễ trao giải thưởng đang diễn ra. Chúng tôi cũng sẽ thông báo cho các bạn về chương trình dự kiến ​​và ngày trao giải thưởng từ đề xuất của Campuchia với tư cách là chủ nhà.
Cảm ơn bạn.
Trân trọng,
Dr. Vong Sok
Assistant Director
Head of Environment Division Sustainable Development Directorate
ASEAN Socio-Cultural Community Department
ASEAN Secretariat
 
GIẢI THƯỞNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
  1. Giải thưởng Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN.
Giải thưởng Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN (AYECA) công nhận những công dân trẻ, từ 18 đến 35 tuổi, đến từ các quốc gia thành viên ASEAN, những người đã có những đóng góp nổi bật trong việc bảo vệ môi trường. Giải thưởng được trao cho hai Nhà vô địch sinh thái trẻ của mỗi quôc gia thành viên ASEAN.
Giải thưởng bao gồm hai hạng mục dựa trên độ tuổi:
  • Hạng mục Junior, tuổi từ 18-25;
  • Hạng mục Senior, tuổi từ 26 đến 35.
  1. Tiêu chí
Người đề cử cần đảm bảo rằng người được đề cử:
  • Là công dân của quốc gia thành viên ASEAN;
  • Từ 18 đến 35 tuổi vào ngày kết thúc nhận đề cử;
  • Đã đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ môi trường của ASEAN, trong các lĩnh vực như: quản lý và giảm thiểu chất thải, biến đổi khí hậu và hiệu quả năng lượng, vệ sinh công cộng, bảo tồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Đã hoạt động ít nhất trong thời gian hai năm gần đây;
  • Chưa từng được trao giải thưởng môi trường trẻ ASEAN nào khác, ví dụ: Giải thưởng Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.
  1. Hồ sơ đề cử gồm:
    1. Mẫu đề cử đã được điền đầy đủ online:
Link mẫu đề cử đối với Hạng mục Junior: https://environment.asean.org/ayeca-2019/register-junior/
Link mẫu đề cử đối với Hạng mục Senior: https://environment.asean.org/ayeca-2019/register-senior/
    1. Hồ sơ hoặc lí lịch của người được đề cử;
    2. Ít nhất hai lời chứng thực hoặc thư giới thiệu được viết bởi các cá nhân không phải là người đề cử có thể chứng thực những đóng góp và thành tích của ứng cử viên cho việc bảo vệ môi trường.
    3. Ảnh có độ phân giải cao: 1 ảnh hồ sơ và ít nhất 5 ảnh hành động của người được đề cử có thể được sử dụng trong các tài liệu của Giải thường
    4. Tài liệu hỗ trợ nếu có (lựa chọn 1 trong 3 nội dung)u:
  • Danh sách các ấn phẩm trong đó làm nổi bật về ứng cử viên.
  • Danh sách các giải thưởng hoặc các tờ công nhận
  • Các tin có liên quan trên phương tiện truyền thông đại chúng
  1. Hạn chót nộp đề cử:
Hạn chót ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  1. Người đoạt giải sẽ được thông báo như thế nào?
Những người thắng giải sẽ được thông báo qua thư chính thức từ Chủ tịch Nhóm Công tác ASEAN về Giáo dục Môi trường (AWGEE), được Ban Thư ký ASEAN chuyển đến người nhận giải thưởng thông qua Trưởng nhóm AWGEE của các quốc gia.
  1. Ai sẽ được chọn là Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN?
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN, sẽ được chọn ra hai Nhà vô địch sinh thái trẻ từ quốc gia mình, dựa trên các hướng dẫn và các tiêu về Giải thưởng.
TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM GIẢI THƯỞNG NHÀ VÔ ĐỊCH SINH THÁI TRẺ ASEAN NĂM 2019
Mỗi ứng cử viên sẽ được cho điểm từ 0 đến 5 điểm cho mỗi tiêu chí dưới đây, tùy theo mức độ họ thực hiện cho từng tiêu chí. Không cho điểm với số thập phân.
(Chi tiết xem tại: https://environment.asean.org/ayeca-2019/
Tiêu chí Tiêu chí đánh giá Thang điểm
(tổng điểm cao nhất = 35)
1.Lòng vị tha Người được đề cử đã đóng góp cho môi trường mà không vì lợi ích cá nhân/vượt ra ngoài phạm vi công việc chuyên môn/phạm vi học tập của mình.
Ví dụ, nếu ứng cử viên làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến môi trường, nhưng đã làm rất nhiều để thúc đẩy nhận thức về môi trường, ứng cử viên này nên đạt điểm cao hơn một người đang làm công việc quản lý môi trường.
0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
2.Chiều rộng Người được đề cử góp phần vào sự phát triển, duy trì hoặc truyền cảm hứng, tác động tích cực bền vững đến toàn bộ môi trường. Tiêu chí 2, đánh giá những người có thành tích có chiều rộng, tức là các loại hoạt động khác nhau so với một loại hoạt động.
Ví dụ: một ứng cử viên có các hoạt động bao gồm tái chế, giảm thiểu chất thải, hiệu quả năng lượng nên được đánh giá cao hơn so với một người chỉ tập trung trong một khu vực (ví dụ: chỉ tái chế).
0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
3.Chiều sâu Người được đề cử đóng góp vào sự phát triển, duy trì hoặc truyền cảm hứng cho một tác động tích cực bền vững đến toàn bộ môi trường. Tiêu chí 3, đánh giá về những người có thành tích có chiều sâu, nghĩa là tính toàn diện của các hoạt động.
Ví dụ, một ứng cử viên đã tái chế không chỉ giấy, mà còn tái chế nhựa, thủy tinh, kim loại và thậm chí chất thải thực phẩm nên được đánh giá cao hơn so với người mà các hoạt động chỉ bao gồm giấy tái chế.
0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
4.Nỗ lực vươn xa Người được đề cử đã đóng góp cho các nỗ lực môi trường vì cộng đồng.
Ví dụ, một ứng cử viên đã lãnh đạo một chương trình tái chế đang diễn ra cho toàn bộ khu nhà ở được đánh giá cao hơn một người đã dẫn dắt một chương trình chỉ trong một trường học.
0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
5.Tính bền vững Người được đề cử đã khởi xướng hoặc tham gia vào các chương trình môi trường được thực hiện trên một cơ sở bền vững, hoặc có một kế hoạch rõ ràng cho thấy các chương trình sẽ được tiếp tục trong tương lai.
Ví dụ: một ứng cử viên có thành tích liên tục trong khoảng thời gian dài đến hiện tại(ví dụ: có thành tích từ năm 2013 đến năm 2018) sẽ được đánh giá cao hơn một ứng cử viên có thành tích trong thời gian ngắn hơn (ví dụ: đã làm tốt trong năm 2013 đến 2014 nhưng không có gì sau đó).
0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
6. Sự lãnh đạo Người được đề cử thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với môi trường và cho thấy tiềm năng mạnh mẽ để trở thành người dẫn đầu hoặc lãnh đạo trong các hoạt động/chương trình ủng hộ môi trường. 0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
7.Tính đổi mới Người được đề cử đã thực hiện một cách tiếp cận mới, sáng tạo dẫn đến những cải tiến trong thực thi, từ đó dẫn đến kết quả/lợi ích/sự cải thiện rõ rệt với môi trường. 0 = điểm thấp nhất
5 = điểm cao nhất
(Chi tiết xem tại: https://environment.asean.org/ayeca-2019/)
Thông tin hỗ trợ: Nguyễn Thị Ngọc Mai, Trung tâm Truyền thông tài nguyên môi trường; điện thoại: 0924057263; email: mainn.monre@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây