NHỰA - Sứ mệnh và số phận (phần 1)

Thứ tư - 24/07/2019 05:38
Trên toàn cầu, nhựa là vật liệu quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào, có độ phủ rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Hiện tại, không có ngành kinh tế nào không sử dụng vật liệu nhựa như một yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.
Nhựa - Sứ mệnh và Số phận (phần 2)
Nhựa - Sứ mệnh và Số phận (phần 3)
Chất dẻo và nhựa
Chất dẻo là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác động của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Vật liệu dẻo được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm từ vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh… vì chúng có đặc tính bền, nhẹ, khó vỡ dễ tạo hình và đa dạng màu sắc. Vật liệu dẻo được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhựa (bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn) và vật liệu đàn hồi, (điển hình như cao su, silicon,..).
Nhựa là một thuật ngữ chung, để chỉ một loạt các vật liệu dẻo tổng hợp hoặc bán tổng hợp được sử dụng phổ biến, ứng dụng rộng khắp trong hầu khắp các ngành công nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp vật liệu nhựa khắp mọi nơi, chúng hiện hữu tại mọi ngóc ngách trong cuộc sống, khiến những sinh hoạt hằng này trở nên dễ dàng và thú vi hơn.
Thuật ngữ “nhựa” có nguồn gốc từ Hy Lạp “plastikos” có nghĩa là phù hợp cho việc đúc, tạo hình. Sở dĩ như vậy do vật liệu nhựa có tính mềm dẻo, trong quá trình sản xuất, nó được đúc ép để chuyển hóa sang một loạt các cấu trúc khác như phim, sợi, tấm, ống, chai, hộp và nhiều hình dạng khác.
Vật liệu nhựa cũng là hợp chất hữu cơ, giống như gỗ, giấy hoặc len. Các nguyên liệu phục vụ sản xuất nhựa là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như  xenlulozo, than đá, khí thiên nhiên, muối và dĩ nhiên quan trọng nhất là dầu mỏ.
Nhựa nhiệt dẻo, với những đặc tính hóa lý nổi trội (khả năng tái sử dụng) cũng như giá thành thấp hơn so với những loại chất dẻo khác, chiếm 75% trong cơ cấu sử dụng chất dẻo toàn cầu. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Nhựa nhiệt dẻo ngày càng chứng tỏ vị thế của loại vật liệu hàng đầu thế giới, vượt qua những vật liệu truyền thống như đá, thép, gỗ, vải, thủy tinh,… Trong cơ cấu nhiệt dẻo, PE và PP được sử dụng nhiều nhất, chiếm trên 60% tổng sản lượng nhựa dẻo, ứng dụng chủ yếu trong sản xuất bao bì, màng bọc hay các sản phẩm gia dụng… Với tỷ trọng 15%, PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được ứng dụng nhiều thứ 3, chủ yếu sử dụng sản xuất vật liệu trong ngành xây dựng (ống nước, khung cửa, hoặc màng bọc.
1
Hạt nhựa PE - Ảnh internet

Bạn biết bao nhiêu loại nhựa?
Dựa vào hiệu ứng của nhựa với nhiệt độ, người ta chia nhựa gồm 2 loại: Nhựa nhiệt dẻo, khi nung nóng đến nhiệt độ chảy sẽ chảy mềm ra và khi nguội sẽ đóng rắn lại, tính cơ học không cao so với nhựa nhiệt rắn nhưng có khả năng tái sinh được nhiều lần. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo phổ biến nhất bao gồm PolyEthylen, và dẫn xuất của chúng. Sản phẩm đầu ra chính của vật liệu nhựa nhiệt dẻo phổ biến là bao bì nhựa, vât liệu xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị điện, điện tử và đồ nội thất, gia dụng…
Nhựa nhiệt rắn: Là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Vật liệu nhựa nhiệt rắn bao gồm các loại nhựa Epoxy, melamine, phenolic… Nhựa nhiệt rắn chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, đồ nọi thất, vật tải, chất kết dính, thiết bị điện tử, mực in và các loại chất phủ…
Còn nếu chúng ta chia theo ứng dụng, nhựa gồm 3 loại: Nhựa thông dụng, được sử dụng nhiều, giá rẻ và xuất hiện trong nhiều vật dụng hàng ngày, trong đó 2 loại nhựa thông dụng nhất là PE và PP chiếm đến 48,5% nhu cầu của ngành nhựa thế giới.
Nhựa kỹ thuật, có tính chất cơ học vượt trội so với nhựa thông thường, được dùng trong sản xuất các mặt hàng công nghiệp PA, PC
Nhựa chuyên dụng, là loại nhựa được tổng hợp để sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

Nhựa đến với thế giới như thế nào?
Trong bối cảnh, nguồn tài nguyên dần bị cạn kiệt, thế giới có xu hướng chuyển đổi sử dụng từ các vật liệu truyền thống như thủy tinh, da thuộc, gỗ và kim loại…, sang vật liệu nhựa. Điều này có được nhờ vào những đặt tính nổi trội của vật liệu nhựa so với các vật liệu khác như: Khả năng tái sinh; khả năng tạo dáng sản phẩm; khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn và chống thấm; Giá thành tương đối thấp.
Lịch sử phát triển của nền công nghiệp chất dẻo nói chung và nhựa nói riêng đã chứng kiến sự thành công trên toàn cầu, sản lượng nhựa trên thế giới đã tăng trưởng liên tục trong hơn 60 năm qua và trong năm 2015, tăng trưởng hơn 3,5% so với cùng kỳ lên 322 triệu tấn, từ mức 1,7 triệu tấn năm 1950, sản lượng nhựa thế giới đã tăng trưởng bình quân 8.4% năm trong giai đoạn 1950- 2015. Từ năm 1989, vật liêu nhựa đã vượt qua vật liệu thép lâu đời để trở thành loại vật liệu có độ phủ lớn nhất thế giới.
Nhựa chủ yếu được chế xuất từ nguyên liệu dầu mỏ. Vât liệu nhựa tiêu thụ khoảng 4-6% sản lượng dầu khai thác toàn cầu, phần lớn được làm ra từ khí thải trong quá trình khoan và lọc dầu.

 

Trung tâm Truyền thông tài nguyên môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây