Cảnh báo bão tố phức tạp trên vùng biển đảo Tây Nam

Thứ sáu - 18/09/2020 23:21
 Hôm nay (18/9), toàn bộ các tuyến tàu, phà vận tải hành khách đến và rời đảo Phú Quốc cũng như các quần đảo trên vùng biển Tây Nam đều đang tạm dừng hoạt động đề phòng tai nạn nguy hiểm do sóng to, gió lớn diễn biến phức tạp trong phạm vi chịu ảnh hưởng rìa Tây Nam hoàn lưu bão số 5.

 

Các điểm đảo cần rà soát, chuẩn bị tốt các vị trí tránh trú bão để kêu gọi các phương tiện hoạt động trên biển di chuyển lánh nạn kịp thời trong mùa mưa bão

Cần hạn chế di chuyển trên biển, đề phòng ngập và sạt lở đê ven biển

Việc tạm dừng các hoạt động di chuyển đường biển ra các quần đảo trên vùng biển Tây Nam chính thức được cơ quan chức năng các địa phương ven biển miền Tây triển khai cùng với các hoạt động ứng phó ảnh hưởng bão trong đất liền từ 6 giờ ngày 17/9.

Lúc 12h46’ trưa hôm qua (17/9), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang quan sát ảnh radar thời tiết đã nhận thấy mây đối lưu phát triển mạnh trền vùng biển phía Tây và Nam đào Phú Quốc, vùng biển từ Rạch Giá – Kiên Lương – Phú Quốc – An Minh. Vùng mây này di chuyển theo hướng Tây Nam đi Đông Bắc vói vận tốc khoảng 15km/h và gây mưa cho các khu vực trên. Cảnh báo mây đối lưu tiếp tục phát triển, gây mưa rào và dông các khu vực kể trên. Trong chiều và đêm 17/9, vùng mưa tiếp tục  mở rộng ra toàn huyện Phú Quốc, vùng mây trên di chuyển vào đất liền các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên và TP.Rạch Giá. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh.

Ngày và đêm nay (18/9/2020) cảnh báo gió mạnh, sóng lớn khu vực tỉnh Kiên Giang. Gió vùng biển Kiên Giang duy trì ở cường độ mạnh, lúc 7h ngày 18/9 tại trạm Phú Quốc đã quan trắc được gió Tây Tây Bắc có vận tốc 12,4m/s (cấp 6), giật cấp 7, trạm Rạch Giá là 11,9 mét/giây (cấp 6), giật cấp 7. Do ảnh hưởng bởi rìa tây nam hoàn lưu cơn bão số 5 (Noul), kết hợp đồng thời trường gió Tây Nam hoạt động với cường độ mạnh. Nên trong 24 giờ tới vùng biển Kiên Giang có gió Tây nam đến Tây tây bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 – cấp 8, sóng cao từ 2 mét đến 3 mét, biển động.

Cần đề phòng gió mạnh kết hợp với sóng lớn gây sạt lở đê biển, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp tại các huyện ven biển. Cần đặc biệt chú ý khoảng thời gian từ 15 đến 17 giờ, gió mạnh, sóng lớn, kết hợp với đỉnh triều cường làm mực nước dâng cao, gây ngập các khu vực  trũng thấp ven biển huyện An Biên và An Minh. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do gió mạnh, sóng cao khu vực biển Kiên Giang ở cấp độ 1.

Tình hình thời tiết trên vùng biển đảo Tây Nam đang tiếp diễn trong phạm vi chịu ảnh hưởng bởi rìa Tây nam hoàn lưu của cơn bão số 5, kết hợp đồng thời trường gió Tây Nam hoạt động với cường độ mạnh. Đến giờ này vẫn chưa có thông tin về những thiệt hại từ hiện tượng thời tiết cực đoan này.

Nhiều phương tiện đánh bắt thủy hải sản trên biển còn thô sơ, không khả năng chống chịu với sóng to, gió lớn cần phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết trong mùa mưa bão, để chủ động thời gian di chuyển vào nơi tránh trú an toàn

Chú ý tập trung ứng phó bão tố đến hết tháng 3 năm 2021

Từ các nguồn tin dự báo thời tiết thì các địa phương ven biển miền Tây cần đặc biệt chú trọng việc theo dõi thông tin dự báo thời tiết và điều hành các biện pháp ứng phó kịp thời với hiện tượng bão tố diễn biến phức tạp trên biển đảo trong thời gian từ đây đến hết tháng 3/2021.

Theo dự báo chi tiết của Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, từ giữa cuối tháng 9/2020 đến tháng 3/2021 trên khu vực biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 6 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó, có khoảng từ 4 đến 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ và phía Nam, trong đó nữa cuối tháng 9 có khả năng cao khu vực  phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng 1 cơn ATNĐ/bão. Trong tháng đầu năm 2021 vẫn có khả năng xuất hiện ATNĐ trên khu vực phía Nam biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Cảnh báo khả năng diễn biến bão tố phức tạp, kéo dài được dựa trên cơ sở phân tích từ hiện tượng ENSO dự báo nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3.4) tiếp tục lạnh hơn và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 với xác suất xảy ra khoảng 65 – 70%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài. 

Các địa phương vùng biển đảo Tây Nam cần chủ động, sẵn sàng lực lượng và triển khai phương án hỗ trợ người dân ứng phó ngập lụt cục bộ, vỡ đê phòng hộ,... do nước dâng cao, kết hợp triều cường và mưa lớn

Dưới tác động của hiện tượng La Nina thời tiết ở các khu vực nước ta sẽ có những diễn biến khá phức tạp. Không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm, nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nhiều hơn so với bình thường và mùa bão thường kéo dài về những tháng cuối năm. 

Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm, cần tập trung đề phòng, ứng phó là dông, lốc, sét, mưa đá trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển mùa tháng 10 và tháng 11, gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ nữa cuối tháng 11; gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào nữa cuối tháng 9/2020 ở vùng biển phía Nam biển Đông, gió Đông Bắc của không khí lạnh trên khu vực phía Bắc và giữa biển Đông vào các tháng chính của mùa Đông năm 2020 – 2021.

Thống kê sơ bộ, từ đầu mừa mưa bão đến nay trên khu vực biển Đông đã xuất hiện 4 cơn bão, trong đó có 2 cơn bão không ảnh hưởng đến đát liền nước ta.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây