ĐIỂM TIN: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tuần 45 (từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 11 năm 2020)

Thứ tư - 18/11/2020 10:26

Bộ TN và MT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg và Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 28 tháng 10 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2395/QĐ-BTNMT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường: Nhiều điểm quan trọng mang tính đột phá

Sau nhiều lần tiếp thu, chính lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10 gồm: 16 chương, 174 điều. Dự thảo Luật lần này đã thiết kế một khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế -xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) Tư duy, hành động vì môi trường

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 11.11 tới. Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ Mười, nhiều đại biểu kỳ vọng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ góp phần thay đổi tư duy, hành động theo hướng vì môi trường.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt, trọng tâm là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và đồng bộ các công cụ quản lý môi trường, thay đổi phương thức quản lý, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính... Đáng chú ý, lần đầu tiên xác định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường.

Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để đáp ứng được những thách thức hiện nay

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong những ngày qua, ông luôn chăm chú lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội trước những thảm họa đau thương liên tiếp xảy ra ở miền Trung ruột thịt. Đồng thời cũng ghi lại những đề xuất mà các đại biểu đưa ra để giải quyết các trăn trở đó, có những vấn đề mang tầm quốc tế cũng như là quốc gia và địa phương.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có tính tổng thể, toàn diện, hài hòa và thống nhất

Đến nay, việc xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ về trình tự, thủ tục, sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Thống nhất các chính sách lớn

Đến thời điểm hiện tại, ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về các chính sách lớn, các phương án lớn trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) về cơ bản đã đi đến thống nhất.

Cần đầu tư 1 cảng thủy văn để kiểm soát phần dự báo ở biển

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các bộ, ngành và 4 địa phương, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về công tác khắc phục hậu quả sau bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Quảng Nam vào chiều 1/11.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cơ sở xử lý CTNH

Ngày 02 tháng 11 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 6118/ /BTNMT-TCMT về việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cơ sở xử lý CTNH trong tình hình tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ.

“Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt - Đức 2020”

Ngày 12/11/2020 tại Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) của CHLB Đức tại Việt Nam và Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt - Đức 2020”.

Tập trung lực lượng ứng phó sự cố thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”

Thông tin tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, cơn bão này sẽ quét sạch tuyến biển từ Quảng Ngãi - Thanh Hóa. Trên biển, gió mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15 nên sức tàn phá rất lớn.

Bão số 13 giật cấp 15, tiến nhanh vào Hoàng Sa

 Hồi 04 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão.

Phát động cuộc thi “Hành động vì Mekong” tại thành phố Cà Mau

Tại Cà Mau đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi “Sáng kiến, giải pháp và mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.

Thực hiện: Trung tâm truyền thông tài nguyên môi trường 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây