Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và vấn đề chất thải nhựa từ các hoạt động của tàu thuyền

Thứ hai - 09/11/2020 11:11

Tổ chức hàng hải quốc tế được xác định là cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề hàng hải quốc tế, là cơ quan thiết lập, kiểm soát các tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn, an ninh, các ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động hàng hải quốc tế.

Hiện nay, 16 công ước quốc tế đã được thảo luận và chấp thuận từ các quốc gia thành viên của IMO cùng với việc rà soát, đàm phán để sửa đổi, bổ sung các công ước hiện có. Việc thải bỏ rác thải nhựa từ tàu như là rác thải đã được IMO đề cập và xử lý hàng thập kỷ thông qua công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm từ tàu (MARPOL). Cơ cấu tổ chức của IMO bao gồm một Ủy ban Bảo vệ môi trường biển và Ủy ban này sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung các công ước nêu trên. Trong thời gian qua, IMO cùng các cơ quan của Liên hợp quốc đã thành lập Thư kí về môi trường của Liên hợp quốc (UNEA) là cơ quan ra quyết định cao nhất thế giới về môi trường. UNEA sẽ báo cáo với Tổng thư ký Liên hợp quốc các vấn đề về môi trường trong đó có môi trường biển. Các vấn đề về rác thải nhựa luôn được đưa vào chương trình nghị sự của Ủy ban bảo vệ môi trường biển thuộc IMO. Tháng 10 năm 2018, Ủy ban này đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề rác thải từ tàu với các biện pháp, giải pháp sẽ được tiến hành đến năm 2025. Kế hoạch hành động của Ủy ban bao gồm những nội dung sau: (i) Giảm rác thải nhựa phát sinh từ tàu hay được lưu giữ ở trên tàu biển; (ii) Giảm đóng góp từ tàu vào tổng lượng rác nhựa biển; (iii) Cải thiện hiệu quả của các hệ thống thu gom, xử lý rác thải nhựa tại các cảng biển; (iv) Tăng cường nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo thủy thủ; (v) Tăng cường hiểu biết, kiến thức về việc đóng góp của rác thải từ tàu tới rác thải biển nói chung; (vi) Cải thiện nhận thức, hiểu biết về khuôn khổ quản lý liên quan đến rác thải nhựa từ tàu; (vii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; (viii) Tăng cường năng lực hợp tác kỹ thuật có mục tiêu.

Liên quan đến Công ước London/Nghị định thư London (LC/LP) về phòng chống ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và 1996, năm 2014 nhóm khoa học của LC/LP đã thống nhất đánh giá rác thải biển từ dòng rác nói chung, đặc biệt là việc đánh giá rác biển từ các vật chất nạo vét, bùn thải và nước thải công nghiệp. Trong đó, một số vấn đề liên quan đặc biệt đến rác thải nhựa đại dương được nhóm khoa học quan tâm đưa ra là: (i) Các phương pháp để xác định đường đi của rác nhựa, quan trắc, đánh giá và báo cáo về mức độ ô nhiễm vi nhựa trong các dòng chất thải càng nhanh càng tốt; (ii) Cơ sở khoa học để phân loại chất thải nhựa là chất thải nguy hại; (iii) Áp dụng quản lý vòng đời đối với tàu, thuyền được làm bằng vật liệu composite; (iv) Vấn đề phát sinh vi nhựa trong quá trình bảo dưỡng và sơn lại thân tàu và các phương tiện giao thông trên biển khác; (v) Quá trình vận chuyển, biến đổi, phát tán rác thải nhựa và vi nhựa trong dòng chất thải từ hệ thống thoát nước và các vật, chất nạo vét; (v) Khung hướng dẫn về việc lấy mẫu và phân tích mẫu cũng như mối quan hệ giữa nồng độ và các ảnh hưởng của nhựa và vi nhựa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây